Đã khá lâu rồi tôi mới có dịp đi dự Đại hội phục sinh "Tam nhật thánh" tại trung tâm mục vụ Công Giáo Việt Nam Neuenkirchen. Cha giảng phòng là linh mục GB Nguyễn Ngọc Thế Dòng Tên đến từ Đan Mạch.
Cách hướng dẫn của ngài nếu như những ai đã từng đi Tĩnh Tâm các khóa Linh Thao rồi thì đều rất dễ cảm nhận, vì tất cả những đề tài trong ba ngày này giống như chương trình Tĩnh tâm linh thao ba ngày mà chúng tôi thường tham dự hằng năm. Bởi thế nên tôi cảm được ngay từ những ngày đầu khai mạc.
Từ cuối hội trường rước cây thập tự tiến dần lên bàn thánh, ngài đã nằm sấp mình xuống trước bàn thờ có Thánh Giá và cầu nguyện như là khi được chịu chức linh mục vậy, ngài giải thích đây là một nghi thức của thứ sáu tuần thánh đúng nghĩa. Cử chỉ sấp mình xuống (sự phủ phục) là dấu hiệu biểu lộ nhất của một cảm thức về sự khiêm tốn và tôn kính sâu sắc, đồng thời biểu thị một thái độ ăn năn và xin ơn tha thứ.
Đề tài thứ nhất vào tĩnh tâm:
LẠY CHA, XIN THA CHO HỌ, VÌ HỌ KHÔNG BIẾT VIỆC HỌ ĐANG LÀM (LC 23,34).
Trên thánh giá, Chúa đã cầu nguyện với Cha trên trời: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
Đó là lời đầu tiên trên Thánh Giá Chúa Giêsu cầu xin với Chúa Cha. Lời này ở trong bối cảnh khi quân lính bắt Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng còn bồi thêm những roi đòn để đi tới khu Đồi Sọ, khi chúng đánh Ngài bầm dập và đã đóng đinh Ngài vào Thánh Giá. Sự kiện này được cả bốn Thánh Sử ghi lại trong Tin Mừng. Đặc biệt thánh Luca nhắc đến câu nói của Chúa Giêsu:
"Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng đang làm". (Lc 23,34)
Chúng ta đều là Kitô hữu, tức là đệ tử của Ngài Giêsu, chúng ta học được những gì trong câu "Di ngôn" đầu tiên này của Ngài trong cuộc sống Kitô hữu của ta?
"Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng đang làm". (Lc 23,34)
Chúng ta đều là Kitô hữu, tức là đệ tử của Ngài Giêsu, chúng ta học được những gì trong câu "Di ngôn" đầu tiên này của Ngài trong cuộc sống Kitô hữu của ta?
Quả thật, Ta bảo với anh: Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trong thiên đàng (Lc 23,43).
Hai anh trộm cùng bị đóng đinh với Chúa. Anh bên trái lên tiếng chế nhạo và hùa theo đám đông thách thức và chế nhạo Chúa:
“Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với” (Lc 23, 39)
“Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với” (Lc 23, 39)
Anh này đã rất hỗn láo, lại còn lưu manh, còn mong thoát thân vào giờ chót.
Ngay lúc đó thì anh bên phải lại bênh vực và mắng anh bên trái:
“Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” (Lc 23, 40-41)
“Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” (Lc 23, 40-41)
Có lẽ từ câu nói đó mà được người đời gọi anh là tên trộm lành (Tên trộm biết ăn năn hối cải)... anh ta không hùa theo đám đông, mà ngược lại lên tiếng mắng người trộm ở bên trái kia và cúi đầu xin Chúa Giêsu rằng:
"Lạy Ngài, Khi nào về nước Ngài xin nhớ đến tôi cùng".
Một câu nói rất có lòng kính sợ Thiên Chúa.
"Lạy Ngài, Khi nào về nước Ngài xin nhớ đến tôi cùng".
Một câu nói rất có lòng kính sợ Thiên Chúa.
“Kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan.
Sáng suốt thay kẻ thực hành như vậy.
Mãi đến thiên thu còn vang tiếng ngợi khen Người”. (Tv 111,10).
Từng di ngôn một cho đến Di ngôn bẩy, Nghĩa là bẩy lời cuối cùng của con Thiên Chúa thốt ra từ trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại.
(Mỗi Di ngôn là một đề tài tĩnh tâm)
(Mỗi Di ngôn là một đề tài tĩnh tâm)
Từ cuộc khổ nạn của ngày thứ sáu cho đến chúa nhật phục sinh được tóm gọn trong tám để tài: mỗi đề tài là một buổi tĩnh tâm tuyệt vời nhất cho các tham dự viên. Lối diễn giải thánh kinh kèm theo những hình ảnh minh họa, rất dễ dàng thu nhận, cảm nhận để đi sâu vào tâm hồn của mọi người.
Đây là cách dạng đặc biệt của các cha dòng Tên đễ dẫn chúng ta đào sâu về kinh thánh, đào sâu về Lời Chúa rất kĩ càng, từng chữ ,từng ý, để cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của những Di Ngôn của Đức Kitô con Thiên Chúa đã trối lại, dạy dỗ cho nhân loại trong những giờ phút cuối đời tuyệt vời như thế nào.
Đối với tôi đây là một buổi tĩnh tâm đúng ý nghĩa của "Tam nhật thánh" mà đã khá lâu rồi mới có một vị hướng dẫn và giảng phòng sâu sắc, kỹ lưỡng và dễ cảm nhận như thế.
Sang ngày thứ bẩy ngài cho chúng tôi bốn đề tài tĩnh tâm mà mỗi đề tài ngài đều cắt nghĩa về một Di ngôn của Con Thiên Chúa, đề tài nào cũng gây chú ý và lôi cuốn lắm.
Sau đó ngài chia nhóm cho chúng tôi để thảo luận về những câu hỏi được ngài ghi ra rõ ràng. Mỗi nhóm đều thảo luận sôi nổi hầu như không đủ thời gian để mọi người chia sẻ rất hấp dẫn.
Sau đó ngài chia nhóm cho chúng tôi để thảo luận về những câu hỏi được ngài ghi ra rõ ràng. Mỗi nhóm đều thảo luận sôi nổi hầu như không đủ thời gian để mọi người chia sẻ rất hấp dẫn.
Buổi chiều suy gẫm chặng đường Thánh Giá Lòng Chúa Thương Xót. Mỗi gia đình hay nhóm rước Thánh Giá một chặng đường, và suy gẫm một đoạn Phúc Âm xứng hợp với bối cảnh đó.
Buổi chiều thứ bẩy có ca đoàn từ Bremen Đến giúp hát lễ vọng phục sinh ở giáo xứ thánh Giuse.
Tham dự thánh lễ vọng phục sinh cùng với một số giáo dân của giáo Xứ Đức. Trước khi nghi thức lấy lửa phục sinh, linh mục GB Nguyễn Ngọc Thế Sj đã chào mừng giáo dân người Đức cũng như bài giảng song ngữ bằng tiếng Đức-Việt rất rõ ràng trôi chảy, và đặc biệt không thấy ngài soạn sẵn trên giấy. Tôi cảm phục về ngôn ngữ của ngài lắm. Vì mặc dù hồi xưa ngài học ở Đức nhưng sau đó ngài qua Pháp một thời gian sau đó được bề trên bài sai sang coi xứ ở bên Đan Mạch, ít sử dụng Đức ngữ vậy mà ngài giảng cho người Đức không cần giấy tờ soạn sẵn và dịch ra song ngữ bằng tiếng Việt cũng ý nghĩa y như thế, thật tuyệt vời!
Sau khi nghi thức làm phép Lửa, nến Phục Sinh và kiệu nến Phục Sinh. Bài Công Bố Tin Mừng Phục Sinh "Exsultet" được cất cao lên sau nghi thức Lửa Mới, trước nghi thức phụng vụ Lời Chúa, khi thánh lễ bắt đầu thật trang nghiêm và linh thiêng. Cảm ơn ca đoàn Bremen đã hát rất hay làm cho buổi lễ rất trang nghiêm và sốt sắng. Tôi cảm nhận được rằng: cả nhà thờ buổi tối hôm đó không riêng gì người Việt chúng ta mà cả những người Đức nữa đã được hưởng một thánh lễ vọng mừng Chúa Phục Sinh tràn đầy ân sủng và hân hoan.
Sáng Chúa nhật BTC. và Lm. giảng phòng hiểu ý nên sắp xếp giờ kinh sáng và ăn sáng trễ hơn hôm trước một tiếng đồng hồ.
LM. giảng phòng hướng dẫn cho đề tài cuối cùng trong 8 đề tài đó là:
"Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, và cho Người xuất hiện tỏ tường" (Cv 10,39-40)
Phải cảm ơn cha giảng phòng trong tất cả tám đề tài trong Tam Nhật Thánh này đề tài nào cũng hấp dẫn những tham dự viên cả. Nhờ như vậy chúng ta mới hiểu thêm được "Bảy Di ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá", đúng như chủ đề tĩnh tâm này là:
"SỨ ĐIỆP KHÔNG THỂ LÃNG QUÊN"
"Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, và cho Người xuất hiện tỏ tường" (Cv 10,39-40)
Phải cảm ơn cha giảng phòng trong tất cả tám đề tài trong Tam Nhật Thánh này đề tài nào cũng hấp dẫn những tham dự viên cả. Nhờ như vậy chúng ta mới hiểu thêm được "Bảy Di ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá", đúng như chủ đề tĩnh tâm này là:
"SỨ ĐIỆP KHÔNG THỂ LÃNG QUÊN"
Thánh lễ bế mạc thật hân hoan với những bài hùng ca Phục Sinh của ca đoàn. Một bầu không khí tươi vui đem đến cho những ai có mặt hôm đó, mong rằng bầu khí vui tươi này sẽ đọng lại mãi trong tâm hồn mỗi tham dự viên.
Tôi cũng cầu mong cho vùng chúng ta có nhiều những cuộc tĩnh tâm tốt đẹp để mọi người cùng nắm tay nhau xây dựng một cộng đồng tốt đẹp trong tương lai.
Trước khi chấm dứt bài tường thuật ngắn này tôi xin được ghi lại "Bảy Di Ngôn của Đức Kitô Con Thiên Chúa" chính là "BẢY SỨ ĐIỆP"cho đề tài tĩnh tâm trong TAM NHẬT THÁNH này:
Tôi cũng cầu mong cho vùng chúng ta có nhiều những cuộc tĩnh tâm tốt đẹp để mọi người cùng nắm tay nhau xây dựng một cộng đồng tốt đẹp trong tương lai.
Trước khi chấm dứt bài tường thuật ngắn này tôi xin được ghi lại "Bảy Di Ngôn của Đức Kitô Con Thiên Chúa" chính là "BẢY SỨ ĐIỆP"cho đề tài tĩnh tâm trong TAM NHẬT THÁNH này:
BẢY SỨ ĐIỆP:
1- Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng đang làm. (Lc. 23,34)
2- Qủa thật, Ta bảo với anh: Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trong thiên đàng. (Lc. 23, 43)
3- Thưa Bà, đó là con Bà - Đó là Mẹ của con. (Ga. 19, 26-27)
4- Lạy Thiên Chúa tôi, lại Thiên Chúa của tôi,sao Người đã bỏ con. (Mt. 27,46: Mc. 15, 34)
5- Ta khát! (Ga. 19,28)
6- Mọi sự đã được hoàn tất. (Ga.19, 30)
7- Cha ơi, Con phó tâm hồn của con trong tay Cha. (Lc. 23, 46)
Chân thành cảm ơn tới BTC. đã chu đáo và nhiệt tình hy sinh.
Ban Ẩm Thực đã thật xuất sắc trong 3 ngày qua.
Ban Ca Đoàn Bremen và các bạn.
Ban Âm Thanh, các em giúp lễ. Đặc biệt Lm. giảng phòng GB. Nguyễn Ngọc Thế Sj. đến từ Đan Mạch, chúng con mong rằng sẽ được sự hướng dẫn của cha trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét