CỘNG ĐOÀN ĐỨC MẸ FATIMA chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

NGÀY CỦA MẸ "NGÀY HIỀN MẪU" HÀNH HƯƠNG CHÂU ÂU

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) Tiếng Đức Muttertag. 

Được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu tiểu bang Tây Virginia Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. 


Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.

LỊCH SỬ NGÀY HIỀN MẪU

Thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybelle, mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất). Trong khi đó tại La Mã cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mã cũng được tặng quà trong ngày này.

Tại Châu Âu, nhiều quốc gia có tục lệ để dành riêng một ngày Chúa Nhật trong năm để tôn vinh những người mẹ hiền, điển hình là ngày Mothering Sunday tại những nước có đông giáo dân Thiên Chúa Giáo như Vương Quốc Anh, Lễ Mothering Sunday được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư vào Mùa Chay, cũng là để tôn kính Đức Mẹ Maria.

Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu ("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ. Được viết vào năm 1870, bản tuyên ngôn này là sự phản ứng ôn hòa đối với sự tàn phá của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ cũng như là cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. 

Trong bối cảnh Nội chiến tàn khốc tại Hoa Kỳ, Bà Ann Maria Reeves Jarvis tập hợp các phụ nữ khác với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc (Mothers' Work Days) vào năm 1858 cùng với các bà mẹ của các chiến binh từ cả hai miền để nhấn mạnh các hoạt động xã hội vì hòa bình. 

Ann Maria Reeves Jarvis qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905. Tại ngôi mộ của mẹ mình, cô con gái Anna Marie Jarvis hứa rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho các người hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời.

Hai năm sau đó, cô Anna Marie Jarvis mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mà mẹ cô từng dạy học khi xưa. Một năm sau, vào ngày 10 tháng 5, năm 1905, Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn. Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi. Đến năm 1909, thánh lễ vinh danh người hiều mẫu đã lan rộng đến 46 tiểu bang, cũng như là đến hai quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ là Canada và Mexico.

Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và được Tổng Thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày Hiền Mẫu từ đây.
--------*****--------

Ngày Hiền Mẫu kính Đức Mẹ tại Banneux nước Bỉ của người Công Giáo Việt Nam tại Châu Âu.

Từ khoảng mấy chục năm qua đã có những cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Đức , Hòa Lan, Bỉ hay chọn ngày này để tổ chức đi hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux.

Từ năm 2010 tới nay ba Lm. tuyên úy Việt Nam cho người Tỵ Nam cs. đã chính thức chọn ngày Hiền mẫu (Muttertag) tổ chức "Một ngày dành cho Mẹ" để giáo dân về đây hành hương chung cho tất cả người Công giáo Viết Nam tại Châu Âu.


Rue de L´Esplanade 57, 4141 Banneux (Sprimont), Belgien

10.30 giờ đón tiếp gặp gỡ 
11.30 giờ rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ và các Thánh Tử đạo Việt Nam.
12.30 giờ Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ ở nhà thờ lớn, các em đánh Trắc và dâng hoa kính Đức Mẹ.
14.00 – 15.30 giờ ăn trưa - Gặp gỡ nhau
15.30 giờ Chặng đàng Thánh gía
16.30 giờ Chầu Thánh Thể - Tôn kính Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam

“Lạy Thiên Chúa, xin xót thương con và chữa lành con.“

"Banneux dòng suối ơn lành
Khi xưa Mẹ hứa Mẹ dành cho con
Giang tay Mẹ vẫn mỏi mòn
Chờ con tìm đến suối nguồn Yêu Thương"

THT.


Kính mời bấm vào xem những tường thuật cũa những năm trước.




--------*****--------


Lịch sử Đức Mẹ Banneux


7 giờ tối hôm đó, Mariette đứng chống tay nơi cửa sổ nhìn ra đường, trông ngóng đứa em trai 10 tuổi, đi vắng từ trưa chưa thấy về. Bỗng cô bé trông thấy một người đàn bà sáng láng, đứng bất động trong vườn, cách cô bé chừng vài thước.

Mariette cảm thấy sợ hãi. Cô bé chạy đến với thân mẫu và kể cho mẹ nghe. Bà mẹ nghĩ ngay: ”Chắc là con nít sợ hão sợ huyền đây!” Nghĩ thế, nhưng bà cũng theo con đến bên cửa sổ. Nhìn ra, bà cũng trông thấy, nhưng không rõ như Mariette. Bà chỉ trông thấy một vật mầu trắng sáng láng, giống như hình người phủ kín bằng tấm vải, đầu hơi nghiêng về bên trái. Bà nói với con:

- Chắc mụ phù thủy đó con à!

Mariette cãi lại:
- Không phải vậy đâu mẹ! Đây là Đức Mẹ MARIA thật đó! Đức Mẹ mỉm cười với con mà! chỉ có Đức mẹ mới nhìn đẹp vây chứ! phù thủy thì nhìn dữ chứ.

Cô bé lấy tràng hạt Mân Côi ra lần. Vừa lần hạt cô bé vừa chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt đẹp của Đức Mẹ MARIA. Đức Mẹ vẫy tay gọi và cô bé hiểu là Đức Mẹ muốn gặp mình. Cô bé liền rời cửa sổ và định mở cửa đi ra vườn. Nhưng bà mẹ ngăn cản không cho con đi và khóa cửa ra vào lại. Khi Mariette trở lại bên cửa sổ, thì Bà Đẹp đã biến mất.

Ba ngày sau - thứ tư 18-1-1933 - cũng đúng 7 giờ tối, như có sức mạnh bên trong thúc đẩy, Mariette bước ra khỏi nhà. Cô bé quỳ gối trên lối đi dẫn ra vườn và lấy tràng hạt Mân Côi ra lần. Bỗng Đức Mẹ MARIA hiện ra và tiến đến gần cô bé. Đầu Đức Mẹ phủ voan trắng và mặc áo chùng trắng có dây xanh thắt ngang lưng. Tay Đức Mẹ mang tràng chuỗi cũng màu trắng .. Mariette vừa lần hạt Mân Côi vừa chiêm ngắm Đức Mẹ. Cô bé thấy đôi môi Đức Mẹ mấp máy như đang đọc kinh.

Cuộc cầu nguyện trong thinh lặng kéo dài 20 phút. Sau đó Đức Mẹ ra hiệu cho Mariette theo Đức Mẹ tiến về con suối gần đó. Đến nơi, Đức Mẹ bảo cô bé nhúng tay vào nước. Không do dự, Mariette vâng lời làm theo. Xong, Đức Mẹ MARIA giơ tay chỉ con suối và nói với cô bé:

- Giòng suối này dành riêng cho Mẹ, là "Trinh Nữa cũa những kẻ khó nghèo". 
Đức Mẹ vẫy tay chào và xa dần!

Ngày hôm sau, cũng vào lúc 7 giờ tối, Mariette ra vườn và quỳ gối cầu nguyện. Đang cầu nguyện thì cô bé trông thấy Đức Mẹ hiện ra và cất tiếng hỏi. 

- Thưa Bà Đẹp, Bà là ai?
Đức Mẹ trả lời,
- Ta là Đức Nữ Trinh của Người Nghèo.
Mariette lại hỏi:
- Hôm qua, Bà bảo con suối này dành riêng cho Bà. Câu nói này có nghĩa là gì thưa Bà?
Bà Đẹp giải thích:
- Con suối này dành riêng cho mọi dân nước, để thoa dịu nỗi khổ của các bệnh nhân.
Mariette thưa:
- Con xin cám ơn Bà.
Đức Mẹ MARIA dịu dàng nói thêm:
- Mẹ sẽ cầu nguyện cho con. Thôi chào con.
Ngày hôm sau nữa, tức thứ sáu 20-1-1933, Đức Mẹ lại hiện ra với Mariette. Lần này cô bé hỏi:
- Thưa Bà, Bà muốn gì?
Đức Mẹ đáp:
- Mẹ muốn người ta xây cất một nhà nguyện nhỏ tại đây.
Những lần hiện ra sau đó, Đức Mẹ MARIA lập đi lập lại với cô bé:
- Các con hãy cầu nguyện thật nhiều!

Lần hiện ra thứ 8 và cũng là lần hiện ra sau cùng, xảy ra vào ngày thứ năm 2-3-1933. Lần hiện ra sau cùng này, khuôn mặt Đức Mẹ MARIA thật nghiêm trọng và thật buồn. Đức Mẹ không mĩm cười nữa. Đức Mẹ nói với Mariette:

- Ta là Mẹ Đấng Cứu Thế, là Mẹ THIÊN CHÚA.
Ngừng một lát, Đức Mẹ lập lại lần cuối cùng mệnh lệnh quan trọng:
- Các con hãy cầu nguyện thật nhiều!
Sau đó, Đức Mẹ đặt tay trên đầu chúc lành cho cô bé, vẽ hình Thánh Giá trên trán cô bé và từ biệt cô bé. Mariette sấp mình sát đất và nức nở khóc.

16 năm sau, ngày 22-8-1949, Đức Cha Louis-Joseph Kerkhofs, Giám Mục giáo phận Liège, chính thức công nhận các cuộc Đức Mẹ MARIA hiện ra với cô bé Mariette Beco tại Banneux là những cuộc hiện ra thật.”Vinh danh Đức Nữ Trinh của Người Nghèo và chúc tụng Đấng gửi Đức Nữ Trinh đến”.

(”STELLA MARIS”, Mensuel d'informations religieuses, Avril/1993, trang 8-10)

Trầm Hương Thơ 
Tổng hợp 10.05.2014 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét