Liên tục trong nhiều ngày qua, hàng ngàn người dân thuộc các sắc tộc Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng... đã phải bỏ hết công ăn việc làm, đồng loạt kéo đến bảo vệ ngôi nhà thờ tạm, thuộc Giáo xứ Đăk Jâk (huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum) đang có nguy cơ bị tàn phá bởi nhà cầm quyền CSVN.
Phá nhà thờ, đuổi linh mục.
Trước đó một tuần, vào hôm 7/1/2015, lãnh đạo sở nội vụ tỉnh Kon Tum tuyên bố sẽ tiến hành phá ngôi nhà thờ tạm thuộc Giáo xứ Đăk Jâk (tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum), đồng thời ngang ngược đòi 'trục xuất' linh mục quản xứ Đa Minh Trần Văn Vũ ra khỏi địa phương.
Sang đến ngày 12/1/2015, nhiều giáo dân nghe tin đã vội vàng đến bám trụ nhằm bảo vệ ngôi nhà thờ tạm vốn chỉ mới được dựng lên cách đây hơn một năm.
Mặc dù giáo xứ đã được thành lập từ năm 1965, tuy nhiên cho đến nay, nơi thực hành nghi lễ tôn giáo của hơn 5000 giáo dân chỉ là một cơ sở được dựng bằng những thanh gỗ tạm bợ, không vách ngăn và mái nhà thì lợp bằng tôn.
Tiếng nói người phụ nữ: "Chúng tôi muốn yên bình. Còn nếu các anh muốn dỡ [nhà thờ], thì ngày nào đầu bọn tôi còn ở trên đây này, bọn các anh không bao giờ dỡ được cái chòi nớ."
Đỉnh điểm vụ việc bắt đầu từ hôm 13/1/2015, nhiều viên côn an sắc phục cùng cán bộ địa phương được huy động kéo đến nhà thờ với những hành vi mờ ám.
Người dân trong vùng hay tin liền kéo đến mỗi lúc một đông hơn với thái độ cảnh giác, nhưng cũng rất ôn hòa.
Sáng ngày 14/1/2015, hàng ngàn giáo dân tiếp tục đồng loạt kéo đến tập trung tại nhà thờ, bao gồm người dân thuộc các sắc tộc Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng..., trong số đó, có cả những người Kinh từ miền Trung đến đây lập nghiệp.
Do quá lo lắng trước tin nhà thờ bị phá hủy và linh mục bị đuổi, hàng trăm em học sinh trong vùng cũng đã phải nghỉ học để cùng gia đình tham gia bảo vệ niềm tin tôn giáo.
Phó bí thư KonTum cho dân 'leo cây'
Trước thái độ đoàn kết và kiên quyết của hàng ngàn người dân thuộc nhiều sắc tộc, lực lượng CongAn sắc phục đã phải xuống nước ngon ngọt với bà con, nhưng kỳ thực đây là thủ đoạn lừa đảo mà người dân ai cũng biết.
Trong một đoạn video clip được gửi đi từ hiện trường, có thể nghe rõ giọng nói phẫn uất một người sắc tộc nói với côn an: “Chúng tôi không tin cán bộ nữa !”.
Đại diện phía CA liên tục khẳng định sẽ không phá nhà thờ. Người dân không còn tin tưởng nên đã yêu cầu lập biên bản cam kết, nhưng viên CA sắc phục đã từ chối.
Trước áp lực của đông đảo người dân, sáng ngày 15/1/2015, nhà cầm quyền CSVN đã phải mời linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đến trụ sở ủy ban xã Đăk Môn để 'đối thoại'.
Được biết, trong buổi 'đối thoại' kéo dài khoảng 30 phút, giới chức KonTum thông báo rằng phó bí thư KonTum là bà Y Mửi sẽ đến gặp gỡ và tiếp xúc với bà con giáo dân vào trưa cùng ngày.
Linh mục Trần Văn Vũ liền quay trở lại nhà thờ thông báo với các giáo dân và chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với bà Y Mửi. Tuy nhiên, đã quá trưa vẫn không thấy bà phó bí thư tỉnh KonTum xuất hiện, linh mục Vũ đành phải xin lỗi công khai trước hàng ngàn giáo dân về cuộc 'đối thoại' không diễn ra như dự kiến.
Bà con đã quá quen thuộc với việc bị cán bộ hứa hão và cho 'leo cây', nên cũng không quá bất ngờ trước sự biến mất không lý do của bà phó bí thư tỉnh Kon Tum Y Mửi.
Dù có hơn 5 ngàn giáo dân, nhưng nhà thờ Giáo xứ Đăk Jâk chỉ là một cơ sở tạm bợ được dựng lên bởi các cột chèo bằng tre gỗ, mái lợp tôn và không có vách ngăn. Hơn 30 năm nay, nhà cầm quyền CSVN liên tục dùng nhiều thủ đoạn ngăn cấm bà con xây dựng nhà thờ kiên cố.
Được biết, trước tình trạng các em học sinh trong vùng phải nghỉ học để theo cha mẹ bảo vệ nhà thờ, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ cũng đã nỗ lực để kêu gọi, thuyết phục các em quay trở lại trường.
Hiện nay, bà con giáo dân vẫn đang tiếp tục tập trung tại nhà thờ để cầu nguyện trong ôn hòa. Việc làm ăn và học hành của nhân dân trong vùng vì thế cũng bị đình trệ trước nỗi lo đức tin tôn giáo bị xâm phạm.
Rõ ràng, nhà cầm quyền CSVN chính là thủ phạm phá hoại đời sống yên bình của đồng bào các dân tộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum khi cố tình thực hiện âm mưu phá nhà thờ, đuổi linh mục ra khỏi giáo xứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét