CỘNG ĐOÀN ĐỨC MẸ FATIMA chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Bài điếu văn của ông Neudeck (đọc trong lễ truy điệu Dr. Albrecht tại nhà hát lớn của Hannover ngày 22.12.2014)

Dr. Ernst Albrecht qua đời ngày 13.12.2014 tại Burgdorf-Beinhorn/Hannover

Thật là một việc hiếm hoi khi „Ước mơ“ trở thành „ Sự Thật“. Thế mà sự việc đó đã xảy ra. Theo Phúc Âm, „Ước mơ“ ở đây được hiểu như sau: Chỉ có một người nào đó ra tay cứu vớt kẻ hoạn nạn đang sắp chết đuối trong biển Đông. Và „Sự Thật“ được thể hiện qua văn phòng làm việc của một thống đốc tiểu bang của nước Đức. Ước mơ và Sự Thật đã gặp gỡ nhau. Sự kiện đó quả là những khoảnh khắc ngoại lệ.

Trước sự ra đi vĩnh viễn của Ernst Albrecht, chúng ta hãy dừng lại giây phút, hãy tự lắng nghe tâm tư, như một lần nữa, cám ơn người quá cố.

Chúng ta đã được chứng kiến một quãng thời gian thật đặc biệt từ 1978 đến 1986: Cứu vớt giúp đỡ kẻ khốn khó đã trở nên một công tác thiện nguyện nhân đạo của toàn thể dân chúng và chính phủ. Bởi vì công tác thiện nguyện đó thật hiếm khi xảy ra trong lịch sử của chúng ta, nên hôm nay tôi muốn nhắc lại đôi dòng để trân trọng vinh danh TS Ernst Albrecht.

Chiến tranh VN quả là một trải nghiệm khủng khiếp, ngay cả đối với thế hệ „trẻ“
chúng tôi, những người đã từng một thời bị cuốn theo phong trào phản chiến của
những năm 1968….

Những người Cộng Sản Việt Nam từ miền Bắc đã cưỡng chiếm miền Nam và thống nhất hai miền Nam Bắc thành một. Hơn 4 triệu người sau đó đã bị cs. tước quyền công dân, tàn nhẫn cách ly họ với xã hội bên ngoài bằng cách nhốt họ vào các trại cải tạo hoặc trại lao động. Cũng chính vì thế mà VN chưa thống nhất được bao lâu thì làn sóng người đổ xô bỏ nước ra đi tìm tự do bắt đầu bùng phát.

Tin tức dồn dập về con tàu mang tên „Hải Hồng“, một chiếc tàu đưa con người vào cõi chết, đã khiến tất cả chúng ta cũng như vị thống đốc tiểu bang Niedersachsen rúng động tâm can. Ông là một nhà chính trị, yêu âm nhạc và rất có lòng tin vào

Thượng Đế, làm sao ông có thể chịu đựng trước cảnh thương tâm đó. Ông Albrecht cũng hiểu rõ rằng, như hiến pháp Đức đã quy định, với cương vị và quyền hạn của Thống đốc tiểu bang, một quyết định của ông có thể cứu vớt được cả ngàn người.

Tàu Hải Hồng với hơn 3000 người, lênh đênh từ Bangkok, Singapur cho đến Anambas, không một quốc gia nào cho phép con tàu khốn khổ vào đến hải phận của họ. Không một ai, không một quốc gia nào muốn ra tay cứu vớt những kẻ bất hạnh trên con tàu này. Cũng chính vì thế nên ông Albrecht quyết định thâu nhận 1000 thuyền nhân. Ông là một người đầy lòng từ bi nhân ái, không chờ ý kiến các vị có thẩm quyền ở Berlin hay ở Genf có đồng ý chấp thuận hay không, ông biết là phải cứu người ngay lập tức.

Năm 1979, năm có hàng trăm ngàn người Việt túa nhau đổ xô ra biển Nam Hải, như những con bọ lao thân vào cõi chết „Lemminge“, họ liều mình ra đi trên những con tàu thiếu đủ mọi trang bị hãi hành, những con tàu thường chỉ để đi trên sông hay chỉ là những tàu đánh cá ven biển. Tàu nào có được một hải bàn trong tay đã là tốt lắm lắm rồi.

Trong khung cảnh đó, chúng tôi đã bắt đầu công tác cứu vớt thuyền nhân với con
tàu Cap Anamur. Người vẫn nổi tiếng với những quyết định mạo hiểm trong các buổi họp của liên bang hay tiểu bang, cá tính đó cũng đã thể hiện qua việc giúp đỡ và làm hậu thuẩn cho công tác thiện nguyện của chúng tôi. Người đó chính là vị Thống Đốc vừa mới qua đời mà chúng ta vô cùng thương tiếc.

Ông đã luôn luôn sẵn sàng dành cho chúng tôi thật nhiều ưu tiên trong việc thâu
nhận người tỵ nạn. Thường thì ông chia xẻ qua thư, chẳng hạn như: xin chúc mừng các ông mới vớt thêm 386 người ở biển Nam Hải“. Để hiểu rõ tường tận hơn về tình trạng của con tàu có hai cột buồm „Cap Anamur“, nhân một cuối tuần, vợ chồng ông đã mời chúng tôi đến Burgdorf, tư gia của ông bà, lúc đó vợ ông còn sống. Nhóm chúng tôi đã đến thăm ông bà, có mặt trong ngày hôm đó gồm có một BS của Cap Nanamur, ông Franz Alt và cá nhân tôi.

Chúng tôi phải cám ơn ông. Tất cả người Việt tỵ nạn nghe tin ông qua đời đều rất
đau buồn và hôm nay họ đã cử đại diện của họ đến đây để một lần nữa nói lên lòng tri ân đến vị ân nhân vĩ đại - Dr. Albrecht - người đầu tiên của nước Đức đã giang tay cứu vớt họ.

Năm 2010, nhân lễ khánh thành viên đá kỷ niệm để nói lên lòng tri ân của người Việt

tỵ nạn đến nước Đức, và đặc biệt là để nói lên lòng tri ân đến ông, chúng tôi đã trân trọng chính thức mời ông đến tham dự buổi lễ. Ngày hôm đó chúng tôi đã rất lấy làm sung sướng khi có ông bên chúng tôi. Đó là lần gặp gỡ cuối cùng của cộng đồng người Việt ty nạn với ông, ông không nói gì nhiều, nhưng nụ cười nhân hậu ấm áp của ông đã thay cho ngàn lời nói. 4000 người Việt đã kéo về tập hợp ở bến tàu Hamburg. Họ về đây không chỉ để tỏ lòng tưởng nhớ đến những đồng hương đã bỏ mình trong biển cả trong chuyến đi định mệnh, mà ngày ấy họ đã mạnh dạn, không ngần ngại, cùng nhau cất lên tiếng ca bài quốc ca của Đức. Ngày hôm ấy tôi đã trông thấy những ánh mắt đầy ngấn lệ của các nhà chính trị. Khung cảnh cảm động đó có lẽ các vị quan khách Đức chưa bao giờ chứng kiến.

Không biết người Đức chúng ta có được tưởng thưởng một cái gì đặc biệt khi chúng ta làm công tác cứu người hay không. Nhưng dù bất cứ trong trường hợp nào chúng ta cũng phải làm công việc cứu giúp đó. Tôi hy vọng, cái gương sáng của vị thống đốc tiểu bang Niedersachsen sẽ là một bài học cho chúng ta, ít ra để nối gót theo con đường của Đức Giáo Hoàng Franziskus, người đã cảnh cáo chúng ta, hãy chống lại sự thờ ơ vô cảm đang được hoàn cầu hóa hiện nay.

Trên bước đường làm công tác thiện nguyện, Heinrich Böll – bên cạnh Albrecht, ông ta là người ủng hộ rất quan trọng của chúng tôi - , đã gửi gấm đến chúng tôi những lời tâm huyết, mà theo tôi, đó là một lời thề, một lời tâm niệm của chúng ta trước nấm mồ của Albrecht. Böll đã nói rằng : „Thật là đẹp khi chúng ta cho một đứa trẻ đang đói được ăn no, được lau sạch mũi, được lau nước mắt cho nó. Cũng thật là đẹp khi chúng ta chữa cho người bệnh được lành lặn. Nhưng trong lãnh vực thẩm mỹ có một cái đẹp mà chúng ta chưa khám phá ra, đó là cái đẹp của „sự đúng đắn“. Nói về cái đẹp của nghệ thuật, của con người, của thiên nhiên, chúng ta còn có thể đồng ý với nhau. Nhưng nói về cái đẹp của „sự đúng đắn“ và „sự công bằng“ thì đó quả là một áng thơ tuyệt tác khi „đúng đắn“ và „công bằng“ được thực hiện trọn vẹn đúng như ý nghĩa của chính nó.

Ngài Ernst Albrecht kính mến, nhân danh 1000 người Việt được ông và 11300 người Việt do Cap Anamur cứu giúp, tôi xin trân trọng tri ân những gì mà ông đã làm.

Rupert Neudeck

Mỹ Nga phỏng dịch
Udenheim, 27.12.2014

------*****------
Ernst Albrecht
Gest. 13. Dezember 2014 Rede in Hannover am 22.12.14 (Begrüßung der
Vietnamesen)
Selten fallen Anspruch und Wirklichkeit ineinander. Hier war es einmal so. Der
Anspruch des Evangeliums: Nur der ist jemandem, der im Süd-.China Meer
ertrinken kann, der Nächste ist, der ihn dort herausholt. Die Wirklichkeit ist das
Amt des Ministerpräsidenten eines Bundeslandes. Beides kam zusammen. Das
nennt man einen außergewöhnlichen Moment. Wir wollen zum Tode von Ernst
Albrecht innehalten und ihm dafür noch einmal Dank sagen.
Wir erlebten 1978-1986 einen solchen privilegierten Moment… Eine
humanitären Menschenrettungsaktion als Gemeinschaftsunternehmen von
Bevölkerung, Bürgerinitiative und Staat; da das so selten in unserer
Zeitgeschichte ist, möchte ich das noch mal zu Ehren von Dr. Ernst Albrecht
erklären und erzählen. Der Vietnam Krieg war eine der fürchterlichsten
Kriegserfahrungen, die wir als junge Generation, auch als 68 er mitgemacht
haben. .
Die kommunistischen Vietnamesen im Norden eroberten den Süden und
einten das Land. Sie setzten eine Schicht von bis zu 4 Mio Menschen in
Vietnam ausserhalb des Staatsbürgerrechts und diskriminierten sie, verstrieben
sie in Umerziehungs- und Arbeitslager. Das Land war kaum vereinigt, als die
ersten anfingen zu fliehen.
1978 wurde der Ministerpräsident von Niedersachsen aufgeschreckt wie wir
alle von Nachrichten eines chinesischen Seelenverkäufers mit registriertem
Namen „Hai Hong“. Er war ein religiös musikalischer Politiker, wie Max Weber
gesagt hätte, und konnte das nicht so ertragen. Ihm wurde bewußt, dass er mit
diesem Amt eines Ministerpräsidenten in der Verfassung der Bundesrepublik in
der Lage sei, durch seine Entscheidung einfach tausend Menschen zu retten.
Die Hau Hong zog mit über 3.000 Flüchtlingen an Bord von Bangkok nach
Singapur nach Anambas, überall wurde ihr das Einlaufen in die
Territorialgewässer gesperrt. Niemand wollte sie haben. Deshalb entschied
Albrecht, einfach Tausend aufzunehmen. Das war der barmherzige Samariter,
der nicht nach dem Zuständigen in Berlin oder Genf fragt, sondern es tut.
1979 kam das Jahr, als die Flüchtlinge zu zehntausenden wie die Lemminge ins
Süd-China Meer hineinfuhren, mit völlig unzureichend ausgerüsteten Fluß- und
Fischerbooten. Wenn Sie einen Kompaß hatten, dann waren sie schon gut
dran.
Wir starteten die Unternehmung Cap Anamur. Der Ministerpräsident, der uns
auch bei dieser Aktion kräftig geholfen hat, während es sonst im Gebäude von
Bundes und Länderregierungen manchmal gefährlich krachte, war jener,
dessen Tod wir heute hier in Hannover auf das Äußerste betrauern.
Er gab uns immer sofort und bereitwillig die Plätze. Meist tat er das in Briefen,
in den en es hieß: „Ich beglückwünsche Sie zu der Rettung von erneut 386
Menschen im Süd-China Meer“. Um sich ein Bild von der Lage an Bord dieses
Zweimast Frachters Cap Anamur zu machen, luden er und seine Frau uns an
einem Wochenende nach Burgdorf ein, seine Frau lebte noch, wir kamen, ein
Arzt von der Cap Anamur, Franz Alt und ich.
Wir haben ihm zu danken, alle Vietnamesen sind heute in Trauer und haben
ihre Repräsentanten deshalb hierher geschickt, um noch einmal zu sagen:
Danke, lieber Herr Dr. Albrecht, dass Sie als der erste in Deutschland bereit
waren, die Menschheitsehre zu retten.
Bei dem letzten Besuch, zu dem wir ihn öffentlich gebeten hatten, kam er und
hatte wenig Worte aber ein wunderbares Lächeln. Es tat ihm gut, 2010 bei der
Enthüllung eines DANKBARKEITS-steins zum Dank der Vietnamesen an die
Deutschen und besonders an ihn dabei zu sein. Und als die 4000 Vietnamesen,
die da am Landungssteg zusammengekommen waren, nicht nur in stiller
Andacht derer gedachten, die unterwegs in den Fluten des Südchina Meeres
versunken waren, sondern sie begannen klar und ohne irgendwelches Zögern –
die deutsche Nationalhymne zu singen. Ich sah damals in den Augen der
anwesenden Politkern Tränen der Rührung. Das hatten sie in Deutschland noch
nicht erlebt.
Man weiß nicht, was uns Deutschen an Belohnung winkt, wenn wir
Menschenleben retten. Aber in jedem Fall müssen wir retten. Ich hoffe, das
Beispiel des Ministerpräsidenten von Niedersachsen könnte auch in diesen
Tagen des noch einmal Schule machen, damit wir wenigstens damit dem Papst
Franziskus folgen, der uns ermahnt, die Globalisierung der Gleichgültigkeit zu
bekämpfen. Ein Ministerpräsident, eine Ministerpräsidentin eines deutschen
Bundeslandes kann mit einer Unterschrift das Leben von tausend Menschen
retten. Ich wünschte, es würde heute ein weiterer Ministerpräsident das
Andenken des Verstorbenen mit einer Neuauflage dieser Rettungsaktion ehren.
Recht und Gerechtigkeit für die Menschen werden durch beherztes Agieren
erreicht und durchgesetzt. Es gibt eben nichts Gutes, außer man tut es.
Heinrich Böll hatte uns damals – er war neben Albrecht der wichtigste
Unterstützer – eine Charta mit auf den Weg gegeben, die so gut klingt, dass ich
Sie an diesem Tag auf das Grab von Ernst Albrecht als unser aller Vermächtnis
legen möchte. Böll sagte uns: Es ist schön, ein hungerndes Kind zu sättigen, ihm
die Nase zu putzen, ihm die Tränen abzuwischen. Es ist schön, einen Kranken zu
heilen. Einen Bereich der Ästhetik haben wir noch nicht entdeckt, die Schönheit
des Rechts./Über die Schönheit der Künste, eines Menschen, der Natur –
Können wir uns immer halbwegs einigen.//Aber Recht und Gerechtigkeit sind
auch schön und sie haben ihre Poesie wennWENN SIE VOLLZOGEN WERDEN.
Lieber Ernst Albrecht, im Namen der tausend von Ihnen und der 11300
Geretteten durch die Cap Anamur sage ich Ihnen ein herzliches Dankeschön für
das, was Sie getan haben.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét