Ý NGHĨA CỦA LOGO: NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
Đời sống thánh hiến trong Giáo Hội ngày nay. Tin Mừng, Ngôn Sứ, Hy Vọng.
Một con chim bồ câu nhẹ nhàng đỡ một quả cầu có nhiều mặt trên cánh của mình, trong khi nó bay lượn trên dòng nước chảy, và trên đó nổi lên ba ngôi sao, được bảo vệ bằng cánh kia. Logo Năm Đời Sống Thánh Hiến, qua những biểu tượng, diễn tả những giá trị nền tảng của đời sống thánh hiến. Người ta nhận ra ở đó “công trình liên lỉ của Chúa Thánh Thần, Đấng mà trong suốt dòng thời gian thể hiện sự phong phú của việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm qua những đặc sủng đa dạng và do đó làm cho mầu nhiệm của Chúa Kitô luôn luôn hiện diện trong Giáo Hội và trong thế giới, trong thời gian và không gian” (Vita consecrata 5).
Một con chim bồ câu nhẹ nhàng đỡ một quả cầu có nhiều mặt trên cánh của mình, trong khi nó bay lượn trên dòng nước chảy, và trên đó nổi lên ba ngôi sao, được bảo vệ bằng cánh kia. Logo Năm Đời Sống Thánh Hiến, qua những biểu tượng, diễn tả những giá trị nền tảng của đời sống thánh hiến. Người ta nhận ra ở đó “công trình liên lỉ của Chúa Thánh Thần, Đấng mà trong suốt dòng thời gian thể hiện sự phong phú của việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm qua những đặc sủng đa dạng và do đó làm cho mầu nhiệm của Chúa Kitô luôn luôn hiện diện trong Giáo Hội và trong thế giới, trong thời gian và không gian” (Vita consecrata 5).
Trong dấu họa hình mà chim bồ câu phác thảo có thể nhận ra từ Hòa Bình bằng tiếng Ả-rập: một lời nhắc nhở cho ơn gọi đời sống thánh hiến là gương mẫu về sự hòa giải phổ quát trong Chúa Kitô.
Những Biểu Tượng Trong Logo
Chim bồ câu trên mặt nước
Chim bồ câu là thành phần của lối biểu tượng cổ điển nhằm tượng trưng công trình của Chúa Thánh Thần, nguồn mạch sự sống và sự sáng tạo. Đó là lời nhắc lại khởi đầu lịch sử: từ khởi thủy, Thánh Thần của Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước (x. Kn 1,2). Chim bồ câu, bay lượn trên mặt biển đầy sự sống, nhắc lại sự phong nhiêu kiên nhẫn và tin tưởng, trong khi những dấu xung quanh nó cho thấy hoạt động tạo dựng và canh tân của Chúa Thánh Thần. Chim bồ câu cũng gợi lên việc thánh hiến nhân tính của Chúa Kitô trong phép rửa.
Nước, được hình thành bởi những tranh ghép hình gạch cẩm thạch, ám chỉ tính phức tạp và sự hài hòa của các yếu tố nhân loại và vũ trụ, mà Chúa Thánh Thần làm “rên siết” theo những kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa (x. Rm 8, 26-27), để, ngay cả bị đe dọa bởi biển khơi thù nghịch – chim bồ câu bay trên nước hồng thủy (Kn 8,8-14) – , chúng hội tụ thành một cuộc gặp gỡ ân cần và phong nhiêu dẫn đến một cuộc tạo thành mới. Những người sống đời thánh hiến trong dấu chỉ của Tin Mừng – vốn dĩ vẫn là những người lữ hành giữa các dân tộc trên những nẻo đường của biển khơi – đang sống tính đa dạng đặc sủng và phục vụ của họ như là “những người quản lý khéo léo những ân huệ muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa” (1P 4,10). Được ghi dấu cho đến chỗ tử vì đạo qua Thập giá của Chúa Kitô, họ sống trong lịch sử với sự khôn ngoan của Tin Mừng, đưa Giáo Hội đến chỗ ôm lấy và chữa lành toàn thể nhân loại trong Chúa Kitô.”
Ba ngôi sao
Chúng nhắc nhở căn tính của đời sống thánh hiến trong thế giới: như là lời tuyên xưng Ba Ngôi (confession Trinitatis), dấu huynh đệ (signum fraternitatis) và đức ái phục vụ (servitium caritatis). Chúng diễn tả sự chuyển động vòng tròn và tương quan của tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, mà đời sống thánh hiến tìm cách sống cách thường ngày nơi thế giới trong dấu chỉ của tình huynh đệ. Các ngôi sao cũng nhắc lại ba con dấu vàng qua đó khoa tranh ảnh byzantine tôn kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô, khuôn mẫu và bảo trợ cho đời sống thánh hiến.
Quả cầu đa diện
Quả cầu đa diện nhỏ tượng trưng cho thế giới, với những dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, như Đức Phanxicô khẳng định (x. EV 236). Hơi thở của Chúa Thánh Thần nâng đỡ nó và dẫn nó đến tương lai. Nó mời gọi những người nam và nữ sống đời thánh hiến “trở nên những chứng nhân của Chúa Thánh Thần (pneumatophoroi), những người nam và nữ thuộc về Chúa Thánh Thần đích thực, có khả năng làm phong nhiêu lịch sử cách âm thầm” (VC 6).
Các từ ngữ
Đời sống thánh hiến trong Giáo Hội ngày nay. Tin Mừng, Ngôn Sứ, Hy Vọng (Vita consecrata in Ecclesia hodie. Evangelium, Prophetia, Spes)
Các từ ngữ trên logo còn làm nổi bật hơn căn tính và các chân trời, những kinh nghiệm và những lý tưởng, ân sủng và con đường mà đời sống thánh hiến đã sống và đang tiếp tục sống trong Giáo Hội Dân Thiên Chúa, trong cuộc lữ hành nơi các quốc gia và các nền văn hóa hướng về tương lai.
Tin Mừng (Evangelium): chỉ quy luật tối cao của đời sống thánh hiến, là “bước theo Chúa Kitô theo giáo huấn của Tin Mừng” (Perfectae Caritatis 2a). Trước tiên như là “ký ức sống động về đời sống và hoạt động của Chúa Giêsu” (VC 22), tiếp đến như là sự khôn ngoan cuộc sống dưới ánh sáng của những lời khuyên khác nhau do Thầy đề nghị cho các môn đệ của Ngài (x. Lumen gentium 42). Tin Mừng mang lại niềm vui và sự khôn ngoan để định hướng (x. EV 1).
Ngôn Sứ (Prophetia): nhắc lại đặc tính ngôn sứ của đời sống thánh hiến vốn “được trình bày như là một hình thức đặc biệt tham dự vào chức năng ngôn sứ của Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần thông truyền cho toàn Dân Thiên Chúa” (VC 84). Ta có thể nói về một thừa tác vụ ngôn sứ đích thực, vốn nảy sinh từ Lời Chúa, được đón nhận và được sống trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Chứng tá này được diễn tả trong những tố giác đầy can đảm, trong việc loan báo “những cuộc viếng thăm” mới mẻ của Thiên Chúa và “việc khám phá những con đường mới mẻ để thực hành Tin Mừng trong lịch sử, hướng đến Nước Thiên Chúa” (ibid.).
Hy Vọng (Spes): nhắc lại việc hoàn tất tối hậu mầu nhiệm Kitô giáo. Chúng ta đang sống trong thời đại của sự bấp bênh lan rộng. Niềm hy vọng của chúng ta cho thấy tính mỏng giòn văn hóa và xã hội của nó, chân trời thì tối tăm bởi vì “những dấu vết của Thiên Chúa xem ra thường xuyên bị quên lãng” (VC 85). Đời sống thánh hiến mang nơi nó một sự căng thẳng cánh chung thường hằng: nó làm chứng trong lịch sử rằng mỗi niềm hy vọng sẽ có một sự đón tiếp chung cuộc, nó thay đổi sự chờ đợi thành “sứ mạng, để Nước Thiên Chúa được củng cố và tiến triển ở đây và bây giờ” (VC 27). Là dấu chỉ của hy vọng, đời sống thánh hiến trở nên gần gũi và đầy lòng thương xót.
“Được thúc đẩy nhờ tình yêu của Thiên Chúa vốn đã được Thánh Thần làm lan tỏa trong tâm hồn chúng ta” (x. Rm 5,5), những người sống đời thánh hiến do đó ôm lấy vũ trụ và trở nên ký ức về tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, trở nên trung gian hiệp thông và hiệp nhất, trở nên lính canh cầu nguyện trên đỉnh núi lịch sử, những người liên đới với nhân loại trong những lo âu của nó và trong sự tìm kiếm âm thầm Chúa Thánh Thần.
Nghệ sĩ vẽ Logo Năm Đời Sống Thánh Hiến
Nữ họa sĩ Carmela Boccasile của Xưởng vẽ Arte Dellino đã được giao vẽ logo này. Xưởng này được thành lập vào năm 1970 (Bari –Rooma, ý) bởi vợ chồng họa sĩ Lillo Dellino và Carmela Boccasile.
Năm Đời Sống Thánh Hiến 2015 được Đức Phanxicô loan báo vào dịp đại hội lần thứ 82 Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền tại Rôma, hôm 29/11/2013. Đức Thánh Cha kêu gọi “đánh thức” thế giới nhờ đời sống thánh hiến. Điều đó muốn nói tầm quan trọng mà ngài dành cho đời sống thánh hiến trong công cuộc Tân Phúc Âm hóa.
Năm Đời Sống Thánh Hiến sẽ được khai mạc vào ngày 30/11/2014, nhằm Chúa Nhật I Mùa Vọng. Tối hôm trước (29/11) sẽ có buổi canh thức cầu nguyện. Ngày 2/2/2016, Ngày quốc tế đời sống thánh hiến, sẽ là ngày bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến.
Tý Linh, Xuân Bích Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét