TRỌNG TÀI CHÍNH TRỊ .
Có người chỉ trích tôi : “Làm Linh mục thì lo giảng Lời Chúa , chứ không nên quan tâm đến chính chị chính em gì xất”. Tôi xin giả nhời rằng thì là :
*TÔI KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ : Tôi không thích làm cầu thủ bóng đá, nhưng tôi thích làm trọng tài, hoặc làm khán giả . Tôi không thích tham gia làm chính trị , nhưng tôi thích giám sát và phê bình , trên nền tảng CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH .
* Nhiều người cứ cho rằng “chính trị là ác”, “chính trị là xấu” . Nhận định như vậy là sai lầm ! Thực ra, chính trị đóng vai trò rất quan trọng, trong sự phát triển kinh tế , văn hóa , xã hội … Chẳng hạn : một ông Tổng thống có tài có đức, sẽ mang lại hạnh phúc cho dân tộc và thịnh vượng cho đất nước. Một đảng phái bất tài thất đức lãnh đạo đất nước, sẽ mang lại sự khốn khổ cho dân tộc.
- Vai trò của trọng tài chính trị là để tố cáo những cầu thủ GIAN LẬN, THỦ ĐOẠN, BẤT CHÍNH ... và tìm ra những HIỀN TÀI để lãnh đạo, phục vụ đất nước.
-Trên quan điểm MỨC ĐỘ PHỤC VỤ CON NGƯỜI , ta thấy chính trị quan trọng biết là dường nào ! Song le trọng tài chính trị cũng cần thiết dường nấy .
* Trong lịch sử :
- Cộng sản bắc việt đã vi phạm hiệp Gieneve 1954 (1), hiệp định Pari 1973 (2), gây bao đau thương cho dân tộc, mà sao giáo hội Công Giáo VN không lên tiếng ?
- Hitler giết chết 6 triệu người Do Thái mà sao Đức giáo hoàng Pio 12 im lặng. ?
- Các linh mục ngày nay thường hay quan tâm đến chữ “có lợi hoặc không có lợi” , chứ chẳng mấy ai quan tâm đến chữ “công lý hoặc bất công”Phải chăng Giáo hội đã dửng dưng trước những bất công của xã hội ?
* Hiện nay, cộng sản VN cai trị đất nước, họ vừa đá bóng vừa thổi còi làm cho dân tộc Việt kiệt quệ nghèo hèn, đi làm nô dâm nô dịch cho khắp thế giới.
* Nói tóm lại:
- Trong xã hội VN hôm nay, tiếng nói của Giám mục, Linh mục, tiếng nói của công lý và hòa bình, tiếng còi của trọng tài là rất cần thiết.
- Ước mong các Giám mục, Linh mục cùng lên tiếng, thì sự bất công gian ác sẽ bị đẩy lùi, đất nước sẽ hòa bình thịnh vượng.
Thọ Hòa ngày 7-8-2014.
Lm Kts Nguyễn Duy Tân.
(1)—Hiệp định Gienever 1954
(2)—Hiệp định Paris 1973
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét